Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
135037
 Truyền thống Lịch sử - Văn hóa - Danh lam thắng cảnh.

          Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua tình hình xã hội xã Nga Giáp ổn định, và từng bước phát triển. Người dân trong xã chủ yếu là người dân tộc Kinh, luôn đoàn kết hăng hái thi đua lao động sản xuất. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao. Dân cư sống tương đối tập trung, số hộ nghèo giảm đáng kể.

          Để thúc đẩy nhanh và phát triển mạnh mẽ các điều kiện xã hội trên địa bàn xã Nga Giáp, Đảng uỷ- UBND và các ban ngành chú trọng tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước và của địa phương gắn với các hoạt động văn hoá mà cụ thể là các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phong trào “chung tay xây dựng nông thôn mới” đưa ra các chính sách phát triển xã hội trong toàn xã nhằm nâng cao đời sống xã hội của nhân dân, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế trong toàn xã.

          Phát huy tốt truyền thống anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Văn hoá tín ngưỡng của người dân mang đậm nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước, đậm chất phật giáo. Các tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá của người dân thường được diễn ra ở 2 khu di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. như Chùa Bạch Tượng - Phủ Tiên…

          a) Nghệ thuật trình diễn dân gian: Vật (Thuộc 3 thôn của làng Giáp Ngoại)

          - Quá trình ra đời, tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể:

          Có từ xa xưa, chưa xác định được thời gian ra đời, đến nay vẫn tồn tại do trong cộng đồng 3 thôn của làng Giáp Ngoại làm chủ thể.

          - Hình thức biểu hiện, Quy trình thực hành, Các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể, Không gian văn hóa liên quan, v.v…:

Trò Vật dân gian là trò chơi tổ chức trong dịp lễ tết và trong các cuộc hội thi, hội diễn văn hóa dân gian. Nó thể hiện tính cộng đồng, sự đoàn kết trong từng đội .Được tổ chức tại sân Đình làng,

b) Lễ hội truyền thống: Lễ  hội Chùa Bạch Tượng - Phủ Tiên, xã Nga Hải:

- Quá trình ra đời: Từ xa xưa, chưa xác định được thời gian cụ thể được cộng đồng người dân xã Nga Giáp nói chung và đặc biệt là người dân của 2 làng thuộc làng Giáp Nội và Giáp Lục  tổ chức để tỏ lòng biết ơn đối với các vị nhân thần, thiên thần có công lao với đất nước, nhân dân, rất mực linh ứng. Công lao của các vị thần được triều đình ghi nhớ, nhân dân tôn sùng.

          - Hiện trạng:

+ Di tích lịch sử nằm trên địa phận thôn Nội 2 làng Giáp Nội và Thôn Lục Sơn làng Giáp Lục, xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đất này vốn xưa thuộc tổng Đô Bái, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá. Di tích toạ lạc trên một khu đất hình chữ nhật, vị trí địa lý nơi đây rất đặc biệt, phía trước là sông An Thái , phía sau tựa lưng  vào dãy núi Tam Điệp trùng trùng lớp lớp, tạo thành một bức tường thế ôm đỡ khu di tích, tạo nên một nét đẹp mộc mạc giản dị của làng quê Việt Nam.

- Hình thức biểu hiện, quy trình thực hành các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản:

 Lễ hội truyền thống của người dân xã Nga Giáp nói chung và người dân của 2 làng Giáp Nội Và Giáp Lục nói riêng được tổ chức vào ngày 12 và ngày 15 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Người dân xã Nga Giáp cũng như tất cả những người dân khác trên mảnh đất quê hương Nga Sơn đề luôn luôn quan niệm trên mảnh đất quê hương mình đề có thần linh cai quản, do vậy họ vừa biết ơn, vừa thiêng hóa con người và tự nhiên, chính quan niệm và tín ngưỡng trong trẻo, thuần phát đó đó thể hiện rõ và in dấu ấn sâu đậm trong lễ hội  Chùa - Phủ

Lễ hội là dịp để nhân dân tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị nhân thần, thiên thần có công đối với cộng đồng làng, xã; là dịp con cháu được trở về với cội nguồn có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí con người; lễ hội thể hiện tinh thần đoàn kết sức mạnh cộng đồng đối với làng với xã, và cũng là dịp để nhân dân, chính quyền địa phương phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc và nâng cao ý thức bảo tồn giá trị văn hoá.

+ Phần lễ:  

Trước ngày lễ hội, dân làng đó chuẩn bị sẵn các lễ vật để dâng tế thần linh gồm xôi, gà, thủ lợn và nhiều các lễ vật khác. Số lễ vật này biện ra thành nhiều mâm lễ để cúng tế.

Trong ngày chính lễ, đầu tiên là lễ Nghênh kiệu rước sắc từ Đình làng  về  di tích Chùa - Phủ của Làng. Đi đầu là cờ Tổ quốc, cờ ngũ sắc, chiêng, trống, kiệu hoa. Sau kiệu hoa là kiệu sắc, cuối cùng là các bản hội và nhân dân trong xã, ngoài xã. Sau lời khai mạc của trưởng Ban quản lý – Chủ tịch UBND xã là một hồi chuông, trống khai hội. Tiếp theo là lễ dâng hương.

+ Phần hội:

Sau khi lễ dâng hương,  các đội tế theo các nghi lễ truyền thống. Nhân dân và du khách kéo nhau ra bãi đất rộng của khu di tích để cùng tham gia các trò chơi, trò diễn mang đậm sắc thái văn hóa dân gian như trò kéo co, chọi gà, ...

Cùng với các trò chơi trò diễn. Trong hội, trai gái trong làng và con em của làng đang làm ăn công tác từ khắp mọi miền tổ quốc đều về dự hội đông vui. Họ đi hội vừa là để tưởng nhớ, tri ân công đức các vị thần và đây cũng là dịp để nam nữ tìm hiểu nhau, cầu duyên cầu phúc. Các ông già bà lão trong làng cũng đến nơi đây để cùng nhau ôn kỷ niệm rồi lòng tự dặn lòng với niềm thủy chung son sắt, cùng cháu con xây đắp quê hương ngày thêm giàu đẹp.

Lễ hội truyền thống  di tích lịch sử văn hoá  Chùa - Phủ  xã Nga Giáp để lại cho chúng ta giá trị văn hoá phi vật thể và các giá trị khác về thiên nhiên, xã hội, con người nơi đây. Lễ hội thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”, “ ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân xã Nga Giáp nói riêng đối với các vị thần và những người anh hùng lập nên chiến công hiển hách và đã ngã xuống vì bình yên cuộc sống, vì hạnh phúc của mọi người. Lễ hội vừa là sự tri ân đồng thời cũng là để tôn vinh các vị thần và những người anh hùng để người dân trên mảnh đất Nga Giáp và du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ noi gương, học tập.